Hướng dẫn phân biệt cận thị, loạn thị và viễn thị !

Phân biệt tật cận thị, loạn thị và viễn thị

Tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng đi qua giác mạc và thủy tinh thể không hội tụ đúng thành một điểm trên võng mạc khiến hình ảnh mắt quan sát được bị mờ, nhòe. Cận thị, loạn thị hay viễn thị đều có những đặc điểm, cơ chế, nguyên nhân hình thành khác nhau, thông qua phân tích chi tiết sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ ràng:

1. So sánh về cơ chế hình thành

  • Mắt bị cận thị: Hình thành khi độ hội tụ ngắn hơn so với chiều dài của mắt, khiến hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc làm cho người bị cận thị quan sát các vật ở xa gặp khó khăn, thường phải nheo mắt giúp tầm nhìn dễ hơn, họ thường chỉ nhìn rõ các vật ở gần.
  • Mắt bị loạn thị: Hình thành khi hình ảnh quan sát khi đi vào mắt không hội tụ thành một điểm trên võng mạc như bình thường mà lại hội tụ thành nhiều điểm khiến mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách.
  • Mắt bị viễn thị: Hình thành khi trục nhãn cầu quá ngắn hay giác mạc quá dẹt khiến hình ảnh quan sát khi đi vào mắt hội tụ sau võng mạc làm cho người bị viễn thị quan sát các vật ở gần gặp khó khăn, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xa.
  • Như vậy, nếu cận thị khiến bạn quan sát các vật ở xa bị mờ, viễn thị khiến bạn quan sát các vật ở gần bị mờ thị loạn thị khiến cho bạn nhìn sự vật bị mờ, nhòe ở mọi khoảng cách.
    • Cận thị: Người mắc tật khúc xạ này thường xuyên phải nheo mắt, chớp mắt giúp nhìn rõ mục tiêu ở xa. Đi kèm với đó là những biểu hiện mỏi mắt, đau đầu, khô mắt, chảy nước mắt thường xuyên, thị lực vào ban đêm kém hơn.
    • Loạn thị: Nhìn mờ ở mọi khoảng cách,hình ảnh loạn th bị biến dạng, méo mó, không rõ nét, tầm nhìn đôi, song thị. Người loạn thị có thể gặp phải tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, căng tức, đau đầu do phải điều tiết nhiều, khó khăn khi quan sát sự vật trong bóng tối.
    • Viễn thị: Thường phải nheo mắt, điều tiết mắt quá độ khi nhìn sự vật ở gần. Kèm theo là các biểu hiện mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt nhất là khi thực hiện làm một việc tập trung ở khoảng cách gần quá lâu.

      2. So sánh về dấu hiệu, biểu hiện.

    • Cận thị: Người mắc tật khúc xạ này thường xuyên phải nheo mắt, chớp mắt giúp nhìn rõ mục tiêu ở xa. Đi kèm với đó là những biểu hiện mỏi mắt, đau đầu, khô mắt, chảy nước mắt thường xuyên, thị lực vào ban đêm kém hơn.
    • Loạn thị: Nhìn mờ ở mọi khoảng cách, hình ảnh loạn thị bị biến dạng, méo mó, không rõ nét, tầm nhìn đôi, song thị. Người loạn thị có thể gặp phải tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, căng tức, đau đầu do phải điều tiết nhiều, khó khăn khi quan sát sự vật trong bóng tối.
    • Viễn thị: Thường phải nheo mắt, điều tiết mắt quá độ khi nhìn sự vật ở gần. Kèm theo là các biểu hiện mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt nhất là khi thực hiện làm một việc tập trung ở khoảng cách gần quá lâu.
    • Khả năng quan sát sự vật chính là dấu hiệu riêng biệt để nhận định ba tật khúc xạ này. Cận thị nhìn xa bị mờ, viễn thị nhìn gần bị mờ còn loạn thị nhìn mờ ở mọi khoảng cách, song thị. Còn các biểu hiện đi kèm khác đều là những đặc điểm thường thấy của tật khúc xạ khi phải điều tiết mắt quá nhiều.

      3. So sánh về nguyên nhân

      Cả ba tật khúc xạ này đều có thể do yếu tố bẩm sinh, di truyền. Nếu người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ có tiền sử rối loạn thị giác, gặp phải các tật khúc xạ này ở mắt thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao. Tật khúc xạ có thể do chấn thương ở mắt, sẹo giác mạc, biến chứng của các bệnh lý khác… Chúng cũng do những nguyên nhân khác nhau gây nên như:

      • Cận thị: Do trục nhãn cầu dài hơn bình thường, lực khúc xạ lớn hơn bình thường, mắt phải nhìn gần thường xuyên khiến thủy tinh thể bị phồng lên làm tăng độ cong của giác mạc khiến cho các tia sáng rơi vào điểm phía trước võng mạc. Ngoài ra, cận thị có thể do thường xuyên làm việc, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng, không đảm bảo khoảng cách nhìn.
      • Loạn thị: Do giác mạc bị biến dạng, có hình dạng không đều, bị bẻ cong khiến cho hình ảnh thu về mắt hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc gây ra tình trạng quan sát sự vật bị mờ, nhòe, méo mó.
      • Viễn thị: Do trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc quá dẹt, độ cong nhỏ khiến cho hình ảnh mắt quan sát được hội tụ thành một điểm phía sau võng mạc. Ngoài ra, viễn thị có thể do làm việc, học tập ở khoảng cách xa lâu ngày khiến cho thủy tinh thể bị giãn và mất đi tính đàn hồi, sẹo giác mạc…

        Cận thị, loạn thị và viễn có thể gây ra biến chứng nào?

        Cận thị, loạn thị và viễn thị nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, thâm chí là mù lòa vĩnh viễn:

        • Biến chứng của cận thị: Bong, rách võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng.
        • Biến chứng của loạn thị: Gây ra nhược thị là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em gây nguy hiểm đến thị lực.
        • Biến chứng của viễn thị: Lác mắt, nhược thị, thương tổn khác ở đáy mắt.
        • Trong ba tật khúc xạ này thì viễn thị thường ít phổ biến hơn cận thị và loạn thị nhưng chuyên gia nhận định, tật viễn thị có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rối loạn cấu trúc mắt, để lại biến chứng, thương tổn đáy mắt nghiêm trọng hơn.
Gọi điện thoại
0974.788.666
Chat Zalo